Giải quyết điểm nghẽn để công tác xây dựng pháp luật đạt hiệu quả tối ưu

26/10/2024 17:08 Số lượt xem: 279
(Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh)

 

Góp ý về các vấn đề liên quan đến xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tại phiên thảo luận Tổ chiều 26-10, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh còn băn khoăn về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các luật mới; những khoảng trống pháp lý khi luật mới có hiệu lực mà các văn bản hướng dẫn chưa ban hành kịp. Cụ thể như:

Luật đất đai, Chính phủ quyết liệt chỉ đạo và đã đề nghị với Quốc hội là hiệu lực của văn bản sớm hơn năm tháng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì Chính phủ vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ các cái văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là qua ý kiến của nhiều địa phương thì các địa phương cũng chưa ban hành đầy đủ. Đây là điều rất quan ngại, bởi theo Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì có quy định là: Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực, như vậy là luật đã hết hiệu lực rồi thì các văn bản của người dự thi hành cũng đương nhiên là hết hiệu lực. Bây giờ, các địa phương sẽ chỉ đạo triển khai thực hiện là theo văn bản quy phạm pháp luật này hay là dừng không thực hiện thì cái này thì cũng đề nghị là Chính phủ giải trình rõ ràng và có những giải pháp?.

Để giúp cho công tác xây dựng pháp luật được tốt hơn trong thời gian tới đề nghị với Chính phủ một số giải pháp: Chính phủ cần chủ động hơn trong việc xác định điểm nghẽn, nghiên cứu để từ đó đưa ra những dự báo cao hơn để tránh trường hợp là khối lượng văn bản quá lớn, gây áp lực cho từ Quốc hội đến Chính phủ, đến các cơ quan quản lý nhà nước trong khối cơ quan nhà nước. Chính phủ cần rà soát văn bản một các kỹ lưỡng, định hướng rõ ràng, tránh trường hợp ùn ứ. Ứng dụng công nghệ trong rà soát văn bản, từ đó xác định nội dung cần sửa đổi, đề xuất với Quốc hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi. Nên xây dựng chương trình để nâng cao nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật.

Cụ thể là nâng cao năng lực, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế. Theo đó cần xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên gia có kinh nghiệm, cùng với đầu tư rang thiết bị, công cụ để giúp cho công tác lập pháp được chuyên nghiệp hơn, nhanh hơn; nâng cao đời sống cho người lao động trong lĩnh vực pháp chế. Đồng thời, đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu để trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thực tiễn.

Thái Uyên

Chính trị