Đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành Y tế
Người bệnh đăng ký khám, chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân tại tất cả các tuyến.
Thông qua hệ thống Dịch vụ công trực tuyến, người dân có thể tìm hiểu rõ được trình tự, thời gian giải quyết, phí, lệ phí và tra cứu được tình trạng xử lý hồ sơ từ bộ phận một cửa đến các phòng chuyên môn, đồng thời, người dân tham gia các TTHC có thể đánh giá thái độ phục vụ của công chức, viên chức qua hệ thông phần mềm. Hiện nay, có 96 TTHC thuộc lĩnh vực Y tế được tiếp nhận và xử lý tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, cả 96 thủ tục đều đạt mức độ 4 (dịch vụ công toàn trình).
Ngành Y tế tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và Đề án 06 gắn với thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, các đơn vị trong ngành tăng cường sử dụng hóa đơn điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt (đạt tỉ lệ hơn 55%), duy trì tốt đăng ký khám, chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (đạt tỉ lệ gần 96%); liên thông giấy chứng sinh, giấy chứng tử; giấy khám sức khỏe lái xe (đạt tỉ lệ 100%); ký số hồ sơ công việc; làm sạch dữ liệu tiêm chủng và ký Hộ chiếu vắc-xin… Tính đến hết tháng 8-2024, số mũi tiêm đã được các đơn vị ký số xác nhận để cấp Hộ chiếu vắc-xin trên địa bàn tỉnh là 4.470.288 mũi tiêm, duy trì đạt tỷ lệ 99,6%. Đến giữa tháng 9, đã có 9 đơn vị y tế liên hệ với Ngân hàng HDBank để đăng ký, mở tài khoản, ký hợp đồng hỗ trợ và triển khai lắp đặt, đưa vào sử dụng các KIOSK y tế thông minh trong thời gian tới.
Tỉ lệ văn bản được tạo hồ sơ và ký số trên hệ thống đạt gần 99% trong quý III-2024, ngành tiếp tục triển khai các phần mềm ứng dụng như: Quản lý cán bộ, công chức; cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược; kế toán; các phần mềm phân tích, quản lý y tế, hệ thống phần mềm kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh… Hiện, 100% bệnh viện, các đơn vị khám, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế có hệ thống thông tin quản lý bệnh viện (HIS).
Đẩy mạnh CCHC trong ngành Y tế đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, người bệnh. Để công tác CCHC hiệu quả, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị đóng vai trò quyết định. Việc bám sát, thường xuyên đôn đốc các nhiệm vụ CCHC góp phần phát hiện và kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác này.
Bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình thực hiện CCHC và chuyển đổi số, ngành Y tế còn gặp một số khó khăn. Còn nhiều người dân chưa biết được tiện ích khám, chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân hoặc các ứng dụng trên điện thoại nên khi đến bệnh viện vẫn mang chứng minh thư, các giấy tờ có ảnh như bằng lái xe, thẻ người cao tuổi... Một số trường hợp xuất trình thẻ Căn cước công dân để khám, chữa bệnh nhưng thẻ chưa tích hợp BHYT nên khi tra cứu không có thông tin. Hiện tại BHXH Việt Nam đang hoàn thiện tích hợp Cổng tiếp nhận thông tin khám chữa bệnh BHYT đế lấy thông tin thẻ BHYT từ Căn cước công dân nên thông tin của người bệnh vẫn còn bị sai font Tiếng Việt…
Hy vọng ngành y tế sẽ tiếp nhận nhiều sáng kiến, giải pháp, cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả tích cực trong công tác CCHC, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân...
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm ATTP
- Thành phố Bắc Ninh bảo đảm ATTP bữa ăn bán trú
- Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 15.000 công nhân Samsung
- Vai trò của Điều dưỡng trong cuộc chiến chống COVID-19
- Hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn khu chung cư, tập thể để phòng chống COVID-19
- Khoa học và COVID-19
- Khuyến cáo cho người sử dụng lao động
- Hướng dẫn sử dụng một số thiết bị y tế
- Dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi trong mùa dịch COVID-19