Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em

20/11/2018 09:19 Số lượt xem: 2185
Bình đẳng giới là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng, được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm và cùng thống nhất hành động. 

Trong bối cảnh hội nhập thế giới, Bắc Ninh có nhiều nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và bảo đảm an sinh xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách của tỉnh đã cụ thể hóa bằng các chương trình, hành động cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, thực hiện quyền và nghĩa vụ trong nhiều lĩnh vực.

Trẻ em, nhất là trẻ em gái có quyền được sống trong thế giới an toàn, thân thiện và không có bạo lực.

Thực tế hiện nay, nhiều quan niệm bất bình đẳng giới như “nam giới là trụ cột gia đình”, “sinh con trai để nối dõi” vẫn tồn tại

Người gây bạo lực trên cơ sở giới, tùy mức độ, tính chất vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật xử phạt vi phạm hành chính, Bộ Luật hình sự, Luật Phòng, chống mua bán người và các quy định khác của pháp luật. Ngoài các hình thức xử phạt chính, tổ chức cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.

cả ở thành thị và nông thôn, trong tất cả các nhóm xã hội. Tình trạng bạo lực trên cơ sở giới cũng bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới, định kiến giới, coi trọng sự thống trị của nam giới cũng như hạ thấp vai trò, vị trí của phụ nữ và trẻ em gái. Các hệ lụy nghiêm trọng tiềm ẩn theo chiều hướng xấu như: Thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc họ phải kết hôn sớm hơn và nam giới khó khăn hơn trong việc tìm kiếm bạn đời; có thể gia tăng bất bình đẳng giới trong tiếp cận việc làm; nhu cầu mua bán tình dục, xâm hại tình dục và các mạng lưới buôn bán phụ nữ có thể sẽ mở rộng hơn… Một trong những giải pháp then chốt là phải giải quyết được vấn đề phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái, hay nói cách khác là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vốn đã ăn sâu bám rễ trong đời sống. Thực tế đã chứng minh, nếu bé gái được hưởng sự chăm sóc, giáo dục và cơ hội bình đẳng thì các em luôn có những đóng góp quan trọng cho gia đình và xã hội khi trưởng thành.

Theo thống kê, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất thế giới, đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, lao động nữ còn gặp rất nhiều rào cản trong việc làm và thu nhập. Bắc Ninh là một trong những địa phương tốp đầu trong cả nước về tốc độ đô thị hoá, cũng như phát triển công nghiệp. Đi đôi với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hoá xã hội cũng có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, nhiều chính sách đặc thù của tỉnh đã được ban hành, chính sách an sinh xã hội được quan tâm, trong đó có những chính sách cho phụ nữ và trẻ em được hưởng lợi nhằm thực hiện tốt công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới. Luật Bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2007 là căn cứ pháp lý quan trọng nhằm đưa vấn đề giới vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Bắc Ninh nói riêng.
Công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm và đạt được những mục tiêu quan trọng. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được tăng cường, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, giúp phụ nữ tự tin hơn, khẳng định vị trí, vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh tiếp tục có bước chuyển tích cực và đạt được những kết quả cụ thể: Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 là 15,68%, tăng 6,43% so với nhiệm kỳ trước; tỷ lệ nữ tham gia Đại biểu quốc hội khóa XIV là 28,57% và HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 là 28,3%; tỷ lệ lãnh đạo nữ cấp Sở, ngành, đoàn thể đạt 40%; tỷ lệ giám đốc các doanh nghiệp là nữ chiếm 18,3%. Đặc biệt, Bắc Ninh hiện có 1 đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ, 1 đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh, 1 đồng chí Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách là nữ…
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế-xã  hội, nhất là phát triển Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp đã thu hút hàng trăm ngàn lao động từ các địa phương khác, nên cơ sở vật chất cho các hoạt động của phụ nữ, và công tác Bình đẳng giới còn có nhiều thách thức. Tình trạng bạo lực gia đình, phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em vẫn diễn biến phức tạp. Theo số liệu tổng hợp của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, từ năm 2013-2017, toàn tỉnh có 551 vụ bạo lực gia đình, trong đó có 496 nạn nhân là nữ (chiếm 90%). Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh khá cao, trẻ em bị xâm hại, trẻ em vi phạm pháp luật, hiện tượng chung sống không kết hôn, nạo phá thai trước hôn nhân tiếp tục là ngòi nổ cho những hậu quả nghiêm trọng gây tổn thương đến phụ nữ và trẻ em gái, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội...
Những điều đó cho thấy, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa, cùng chung tay đẩy lùi tình trạng bạo lực, phát huy hiệu quả bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới để cùng hướng tới một xã hội bình đẳng, hạnh phúc, phát triển.

Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chương trình hành động quốc gia về Bình đẳng giới, giai đoạn 2016-2020.
Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới được triển khai từ ngày 15-11 đến ngày 15-12 hàng năm với ý nghĩa là một chiến dịch truyền thông cấp quốc gia nhằm nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia, vào cuộc một cách chủ động, đồng bộ của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân, đặc biệt là nam giới trong công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

 

Thu Huyền